Liệu di tích Thành cổ Biên Hòa có đang bị lãng quên?

Liệu di tích Thành cổ Biên Hòa có đang bị lãng quên?

Tỉnh Đồng Nai có khoảng 40 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia và tỉnh. Trong đó có Thành cổ Biên Hoà. Nơi đây tọa lạc tại phường Quang Vinh, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Di tích nằm ngay trung tâm thành phố nhưng nó không thu hút nhiều sự chú ý của mọi người. Dù Thành cổ Biên Hòa được tu bổ và nâng cấp nhằm bảo tồn và phát triển tham quan du lịch. Thế nhưng vẫn chỉ thu hút một ít lượng khách tham quan đến đây. Điều này có phải là dấu hiệu cho rằng di tích này bị lãng quên?

Đặc điểm của Thành cổ Biên Hòa

Thành cổ Biên Hòa là một di tích lịch sử có giá trị. Và đã thể hiện được nét nghệ thuật độc đáo. Đây là di tích lịch sử lâu đời với tuổi đời trên 300 năm. Vết tích còn lưu giữ lại tại ngôi thành xưa này là một vòng thành được xây dựng bằng đá ong. Bao quanh khuôn viên rộng 10.816,5 m, bên trong là ngôi nhà xây theo kiểu Pháp. Thật đáng tự hào khi nước ta đã có một di tích thành cổ có cấu trúc độc lạ. Vì thế, ta cần bảo tồn và phát triển chúng.

Bản đồ Thành cổ lúc xưa

Ngoài cái tên là Thành cổ Biên Hòa thì nó còn được gọi các tên khác nhau. Như Thành Cựu, Thành Xăng Đá, Thành Kèn. Thành cổ này được xem là thành cổ duy nhất còn sót ở khu vực Nam Bộ. Di tích Thành cổ Biên Hòa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2013. Đến với di tích cổ này, điều mà nhiều người cảm nhận được đó là sự phát huy giá trị thành cổ chưa được quan tâm đúng mức.

Thành Biên Hòa không chỉ là nơi minh chứng lịch sử đấu tranh anh dũng của quân dân Biên Hòa. Mà còn là nơi ghi dấu thời kỳ lưu trú con người thuộc văn hóa Óc Eo-hậu Óc Eo. Khẳng định sự trường tồn của văn hóa dân tộc nói chung và Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Thành cổ Biên Hòa giai đoạn trước năm 2014

Thành cổ Biên Hòa được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (1816) tại thôn Bàn Lân, huyện Phước Chánh (Biên Hòa) với tên gọi là Thành Cựu. Đến năm 1837, vua Minh Mạng cho xây lại thành bằng đá ong đỏ và đổi tên là Thành Biên Hòa. Năm Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân. Sau đó, quân đội Pháp đã cho thu gọn diện tích nên Di tích chỉ còn 1/8 so với trước. Từ 1954 – 1975, chính quyền Nguỵ đã sử dụng lại toàn bộ các công trình của Pháp để lại. Khu vực Tây Bắc của Thành Biên Hòa là nơi làm việc của phòng nhì, bưu chính. Tầng trệt của ngôi biệt thự được sử dụng để giam giữ, khảo tra các chiến sĩ cách mạng.

Thành cổ Biên Hóa phía đông

Sau năm 1975, Thành cổ được lực lượng cách mạng tiếp quản. Và giao lại cho phòng Hậu cần Công an Đồng Nai. Tháng 3.2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định công nhận Thành Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh. Cũng là thời điểm ngành Hậu cần Công an Đồng Nai chuyển đi nơi khác.

Khi tiếp quản, Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh đã triển khai công tác dọn dẹp. Cùng với đó lập dự án tôn tạo và trùng tu di tích. Trải qua thời gian, trong những năm gần đây di tích đang dần bị xuống cấp. Kèm theo công tác lưu trữ, bảo vệ các tài liệu, hiện vật đang trưng bày trong di tích vẫn còn nhiều thiếu sót. Tính đến nay, Thành cổ Biên Hòa chỉ còn hơn 200 hiện vật được lưu trữ. Cách trưng bày đã khiến di tích rơi vào tình trạng… trống rỗng.

Di tích sau năm 2014

Từ năm 2014 -2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã đầu tư hơn 41 tỉ đồng để trùng tu. Và bảo tồn nhà cổ phía Đông, nhà cổ phía Tây, hàng rào thành cổ, xây mới sân lễ, hệ thống nhà vệ sinh. Khu vực giữ xe, đầu tư hệ thống trưng bày hiện vật để phục vụ khách đến tham quan. Tuy nhiên, do thiếu nguồn nhân sự có chuyên môn nên đã gặp khó khăn trong việc giải quyết những vướng mắc. Việc trùng tu này mới chỉ là phục hồi tường thành chứ chưa phải là một công trình thành lũy gắn với giá trị quân sự, chính trị, hành dinh… cũng như chưa có những công trình phụ mang tính ứng dụng.

Di tích Thành cổ Biên Hòa sau khi trùng tu

Mỗi năm nơi đây chỉ đón khoảng vài nghìn lượt khách tham quan dù mở cửa miễn phíTheo chia sẻ của Ban quản lý di tích, nhận thấy sự xuống cấp của di tích đơn vị đã trình các cấp chính quyền cấp kinh phí cho công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật liên quan đến di tích.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp cho biết, tỉnh đã chỉ đạo UBND TP Biên Hòa xây dựng đề án khai thác và phát huy giá trị di tích Thành cổ Biên Hòa giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030. Cách đây hơn một tháng, UBND TP Biên Hòa đã gửi đề án nhưng UBND tỉnh Đồng Nai đang trong quá trình xem xét kỹ lưỡng các phương án đầu tư nâng cấp, bảo tồn.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội