Trong nhóm các bảo vật quốc gia xuất hiện thêm 24 cái tên

Trong nhóm các bảo vật quốc gia xuất hiện thêm 24 cái tên

Bảo vật quốc gia là những di vật mang ý nghĩa lớn lao về mặt lịch sử, văn hóa. Một vật phải trải qua sự thẩm định gắt gao của Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia thì mới được phong là bảo vật quốc gia. Khi trở thành bảo vật quốc gia thì các vật ấy sẽ được bảo quản bằng chế độ đặc biệt. Một số bảo vật quốc gia của nước ta chẳng hạn: thạp Đào Thịnh, cây đèn hình người quỳ, trống Ngọc Lũ,… Mới đây, có thêm 24 cái tên vượt qua vòng thâm định, được công nhận là bảo vật quốc gia.

Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa

Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa

Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa là tập hợp những khuông 2 hoặc 3 mang. Chúng được làm bằng đá. Sưu tập này là kết quả của những cuộc khai quật ở đền thượng những năm từ 2004 đến 2007. Những khuôn đúc này là sản phẩm của Văn hóa Đông Sơn xuất hiện trước công nguyên. Có thể thấy nó tồn tại cùng với sự tồn tại của cả dân tộc Việt Nam. Bộ sưu tập này phản ánh trình độ phát triển về văn hóa, về kinh tế của ông cha ta. Do đó nó có giá trị vô giá đối với dân tộc ta. Hiện tại, sưu tập khuôn đúc Cổ Loa được lưu giữ tạo khu di tích Cổ Loa.

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh có niên đại cuối thế kỷ III trước Công nguyên – thế kỷ I sau Công nguyên. Có 23 hiện vật, gồm: 2 dao dệt, 3 trục dệt, 18 thanh gỗ. Hiện vật được phát hiện tại di tích khảo cổ Phú Chánh. Đây là bộ dụng cụ dệt bằng gỗ độc đáo nhất từng được phát hiện. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương.

Bộ Linga_ Yoni Linh Sơn

Bộ Linga_ Yoni Linh Sơn

Đây là bộ linh vật Linga_ Yoni lớn nhất từ trước đến nay của văn hóa Chăm pa. Linga có đường kính 40 cm, cao 43 cm. Yoni dài 168 cm, rộng 124,4 cm, dày 25,5 cm. Niên đại của bộ Linga_ Yoni này lên đến thế kỉ thứ 7. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang.

Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng

Đây là một trong 24 bảo vật quốc gia mới được công nhận gần đây. Bộ sưu tập trang sức này có mặt từ những thế kỉ 10, 12. Hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Tổng Hợp Quảng Ngãi. Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi là một trong những bảo tàng lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia. Và là một kho tàng phong phú về các di vật đặc trưng của nhiều nền văn hóa..

Sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ

Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng

5 chiếc đĩa vàng này được phát hiện năm 1965_ trong quá trình mở rộng sông Cửu An. Sưu tập 5 đĩa hoa sen vàng Cộng Vũ có kiểu dáng hoàn toàn tương tự như nhau. Chỉ có khác nhau về kích thước, số lượng cánh sen và hoa văn trang trí. Hoa văn vô cùng cầu kì, phức tạp, mang tính thẫm mĩ cao rõ tính chất nghệ thuật Phật giáo. Hiện được lưu giữ tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên.

Trống đồng Kính Hoa

Trống đồng Kính Hoa

Sau 9 đợt công nhận danh hiệu, tới giờ chúng ta mới có bảo vật quốc gia đầu tiên thuộc quyền sở hữu tư nhân. Đó là trống đồng Kính Hoa. Trống đồng Kính Hoa được xếp vào nhóm A cùng với trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa.  Trống đồng Kính Hoa có những yếu tố mới lạ, độc đáo. Chẳng hạn vành hoa văn trống có hàng loạt giao long đang giao nhau.

Tượng Ganesha

Tượng Ganesha

Đối với người dân Ấn Độ, Ganesha, vị thần đầu mình người, đầu voi trắng là một nhân vật vô cùng linh thiêng, quan trọng trong đời sống Hindu giáo. Đây là một linh vật của người Chăm Pa xưa. Có niên đại rơi vào khoảng thế kỉ thứ 7,8. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng.

Tượng Gajasimha

Tượng Gajasimha

Tượng Gajasimha là một trong hai cổ vật điêu khắc Chăm được công nhận bảo vật quốc gia. Bảo vật tượng Gajasimha có chất liệu sa thạch, cao 215cm, dài 100cm, rộng 84cm. Bảo vật này được tìm thấy trong cuộc khai quật tại tháp Mẫm năm 1933 – 1934 do EFEO thực hiện. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng.

Tượng nam Thần

Tượng nam Thần

 Đây là pho tượng thần bằng đồng đầu tiên được phát hiện trong các di tích khảo cổ ở Nam Bộ. Các bộ phận trên cơ thể cân đối hài hòa. Kỹ thuật đúc đồng tinh xảo, hoa văn trang trí sắc nét. Tất cả những chi tiết về hình dáng của tượng tạo nên một dáng vẻ oai phong, uy nghi của một vị thần. Từ tượng thần có thể nghiên cứu về mặt khoa học với nhiều góc độ như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, phong tục, tín ngưỡng, kỹ thuật đúc đồng… của thời kỳ văn hóa Óc Eo.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông phủ vàng được coi là mẫu mực về tạo tác tượng phật Đại Việt thế kỷ 17. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bảo vật quốc gia là tượng đá. Gồm hai phần: phần tượng và phần bệ. Hiện được thờ tại tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên.

Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung

Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung

Tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung cũng được làm từ đá vôi, cao 63cm, vang ngang 37cm. Tượng có khuôn mặt bầu trái xoan, mắt to tròn, mũi phổng, miệng mím, tai to, cằm nhọn. Tượng đội mũ trụ đứng, đỉnh bằng. Tượng mặc áo bào, cổ tròn. Trên áo có chạm hình rồng trong thế cuộn tròn, mặt rồng nhìn chính diện. Hiện được thờ tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Bộ tượng Phật Tam thế chùa Bút Tháp

Bộ tượng Phật Tam thế chùa Bút Tháp

Bộ tượng Tam thế phật có chất liệu gỗ phủ sơn, thếp vàng. Gồm ba vị phật: gồm ba vị phật: Quá khứ thế (Trang nghiêm thiên kiếp phật), Hiện tại thế (Hiền kiếp thiên phật) và Vị lai thế (Tinh tiến kiếp thiên phật). Mang ngụ ý về hằng hà sa số phật, vô lượng phật ở cả ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Tượng được điêu khắc vào thế kỉ 17. Hiện được thờ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Phù điêu nữ Thần Sarasvati

Phù điêu nữ Thần Sarasvati

Phù điêu nữ thần Sarasvati có chất liệu đá sa thạch. Phù điêu nữ thần Sarasvati được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành trong quá trình người dân khai thác đất tại đây. Nay thuộc khu vực Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phù điêu có cách đây 9 thế kỉ. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định.

Phù điêu Vua Pô Rômê

Phù điêu Vua Pô Rômê

Vua Pô Rômê trị vì vương quốc Chămpa (1627 – 1651). Ông là vị vua có nhiều công trạng đối với sự nghiệp phát triển của dân tộc Chăm. Về niên đại của bức tượng, nhà khảo cổ học người Pháp đã nhận định là vào giữa thế kỷ XVII. Hiện lưu giữ tại di tích tháp Pô Rômê, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.

Phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn

Phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn

Phù điêu Thái Hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, được làm từ chất liệu đá vôi, cao 56cm, vai ngang 23cm. Tượng được tạc hõm sâu vào đá nguyên khối. Phía ngoài phiến đá tạo tác kiểu văn bia. Trán bia ở chính giữa chạm biểu tượng bông sen 16 cánh đơn. Dưới trán bia là họa tiết rồng được chạm chầu vào lòng bia. Hiện được thờ tại chùa Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Bia Hòa Lai

Bia Hòa Lai được ước tính có mặt vào cuối thế kỉ 8_ đầu thế kỉ 9. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.

Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng

Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng

Đây là hệ thống bao gồm 10 con sấu đá được chạm khắc ở mức tinh xảo nằm trên bậc thềm lên xuống ở tòa tiền đường. Trong đó có 6 thành bậc chạm khắc hình sấu đá quay đầu ra phía trước phân tách thành 5 lối. Những con sấu đá này không còn nguyên vẹn. Song những nét chạm khắc còn lại đã thể hiện trí tuệ và khả năng tuyệt vời của các nghệ nhân điêu khắc đá thời Lý. HYiện lưu giữ tại chùa Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Bộ thành bậc Điện Kính Thiên

Bộ thành bậc Điện Kính Thiên

Rồng đá trong hệ thống thành bậc điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác. Tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ. Đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc bằng đá còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước, cấu trúc và hoa văn trang trí của thành bậc không lặp lại ở các di tích, di vật khảo cổ cùng loại khác. Hiện lưu giữ tại Điện Kính Thiên, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Bình gốm hoa nâu Kinnari

Bình gốm hoa nâu Kinnari

Gốm hoa nâu còn được gọi bằng cái tên “gốm thời Trần”, giống như tên gọi của gốm men ngọc thời Lý. Dòng gốm hoa nâu Việt Nam được đánh giá cao vị trí và tầm quan trọng hàng đầu. Nó là một trong những biểu tượng cho đỉnh cao sáng tạo văn hóa của dân tộc ta thời độc lập tự chủ sau đêm trường Bắc thuộc.Hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

Bình gốm hoa sen

Bình gốm hoa sen cùng với tạo hình độc đáo còn là biểu tượng gắn liền với Phật giáo. Nó đánh dấu một bước phát triển đỉnh cao của kỹ – mỹ – nghệ thuật sản xuất gốm thời Lý. Niên đại của chiếc bình này rơi vào khoảng thế kỉ thứ 11, 12. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

Thạp gốm hoa nâu

Thạp gốm hoa nâu

Thạp gốm hoa nâu là một kiệt tác nghệ thuật, rất tiêu biểu và đặc trưng của đồ gốm men nâu thời Trần. Thạp gốm là một kiệt tác nghệ thuật rất đặc sắc của đồ gốm hoa nâu thời Trần. Thạp có dáng đẹp, hoa văn trang trí phong phú. Nhiều đề tài hàm chứa những giá trị tiêu biểu. Nó phản ánh sinh động lịch sử và văn hóa Việt Nam thời Trần. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.

Hương án chùa Bút Tháp

Hương án chùa Bút Tháp

Chiếc hương án có rất nhiều đồ án rồng kết hợp với nhau, và mỗi hình tượng rồng lại có một vẻ đẹp riêng. Nét độc đáo của hương án chùa Bút Tháp không chỉ nằm ở kích cỡ đồ sộ, chạm khắc tỉ mỉ, mà còn độc đáo về chủ đề, đề tài trang trí, đặc biệt là các đồ án trang trí có hình tượng rồng. Hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp

Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp

Tòa Cửu phẩm liên hoa tại chùa Bút Tháp là một trong 3 tòa tháp đẹp nhất của Việt Nam hiện tại. Mang trên mình hàng chục bức họa chạm khắc đa dạng.Nó được cho là đạt đến mức hoàn hảo mang giá trị mỹ thuật cao. Đây xứng đáng là một bảo vật tiêu biểu cho vùng đất giàu truyền thống văn hiến. Hiện lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Cửa võng đình Thổ Hà

Cửa võng đình Thổ Hà

Cửa võng đình làng Thổ Hà làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692. Chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m. Cửa võng có giá trị về nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm. Hhiện lưu giữ tại đình Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo quyết định, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội