Tinh hoa văn hóa Chăm pa tại mảnh đất khô cằn Bình Thuận

Tinh hoa văn hóa Chăm pa tại mảnh đất khô cằn Bình Thuận

Văn hóa Chăm luôn nổi tiếng với sự khác biệt về phong tục tập quán. Họ có rất nhiều những lễ hội đặc sắc. Lối kiến trúc cũng rất khác lạ so với người Kinh. Bước vào cùng Chăm pa, ta như thấy một đất nước nhỏ khác vậy. Sự khác biệt của họ đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch ghé thăm. Ngoài những cảnh đẹp được thiên nhiên ưu ái, ở Ninh Thuận nổi tiếng là một tỉnh có đầy đủ các sắc thái bản địa của người Chăm nhất cả nước. Và đây cũng là lý do chính khiến khách du lịch ghé nơi đây ngày càng đông. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm về tinh hoa văn hóa Chăm pa tại mảnh đất khô cằn Bình Thuận.

Sơ lược về văn hóa Chăm và làng Bàu Trúc

Làng Bàu Trúc là một ngôi làng tại Bình Thuận. Nơi đây nổi tiếng với nền văn hóa Chăm độc đáo, cổ xưa. Kiểu kiến trúc của ngôi làng cũng là kiến trúc tháp chăm lạ lẫm đậm nét. Những viên gạch nung đỏ xếp thành hàng không một kẽ hở là đặc trưng của lối kiến trúc Chăm. Ngoài ra, ở nơi đây chúng ta vẫn có thể bắt gặp được những làng nghề truyền thống. Công nghiệp hóa phát triển, những làng nghề khắp nơi trên đất nước khó có thể tồn tại. Nhưng chúng ta vẫn có thể bắt gặp một cách nguyên vẹn ở nơi đây – làng Bàu Trúc.

Sơ lược về văn hóa Chăm và làng Bàu Trúc

Chăm Pa có nghĩa theo tiếng Phạn là Nagara Champa (Vương quốc Chiêm Thành). Ngoài ra Chăm Pa còn là một loài hoa có màu trắng và rất thơm ở Ấn Độ. Tên Chăm Pa được nước ta gọi theo người Trung Quốc và thường được gọi là người Chăm. Người Champa: có gốc người da đen, mắt sâu, tóc quăn, mũi hếch. Y phục: dùng mảnh vải quấn quanh người từ phải sang trái, mùa đông mặc áo dài.

Trong lịch sử ghi lại, người Chăm Pa sử dụng ngôn ngữ malayo-polynesian. Ngoài ra còn có 2 tộc người cùng chủng tộc với người ChamPa là Djarai, Rado. Ngoài ra, theo như truyền thuyết, trong lịch sử vương quốc Chăm Pa các mối xung đột thường được giải quyết để duy trì sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân. Bên cạnh người Chăm, chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa cũng có cả các tộc người thiểu số gốc và Mon-Khmer và ở phía Bắc Chăm Pa cũng có cả người Việt.

Vị trí địa lý của làng Bàu Trúc

Bàu Trúc một trong những làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam nằm ven quốc lộ 1A thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng Nam – đây cũng có thể xem như một bảo tàng gìn giữ những tinh hoa về nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm…

Du khách ghé qua làng Bàu Trúc rất nhiều

Nói một chút về cái tên Bàu Trúc, theo tiếng Chăm có nghĩa là cây trúc mọc bên ao hồ (từ Bàu là ao – hồ). Còn nguyên do có tên gọi như vậy thì dựa theo một câu chuyện có thật. Chuyện kể rằng: “Trước đây, ngôi làng có tên là Paley Hamu Trok, còn người Việt gọi là Ma Tró, ở thời vua Minh Mạng thì làng mang tên Vĩnh. Đến năm 1964, ở Ninh Thuận có một trận lụt lớn, mọi người trong làng phải sơ tán về nơi cao ráo hơn, địa điểm được chọn để tái lập làng là vùng đất bên cạnh một hồ có nhiều trúc mọc”. Và cái tên Bàu Trúc ra đời từ đây.

Văn hóa Chăm với nghề gốm

Có lẽ Bàu Trúc phát triển được nghề gốm mọi sự cũng có một chút gọi là nhân duyên do mệnh trời sắp đặt. Đất đai vùng Bàu Trúc từ xa xưa đã dành sẵn cho cư dân kho báu để khai sinh và nuôi sống nghề gốm, đó là mỏ đất, mỏ cát riêng biệt mà chỉ phù sa sông Quao mới có: Ðất mịn, dẻo lạ lung, cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti. Theo truyền thuyết của người Chăm nghề gốm do vợ chồng ông tổ Poklong Chanh dạy cho phụ nữ trong làng từ ngàn xưa. Bởi vậy, ở Ninh Thuận, phụ nữ người Chăm ai ai cũng biết làm gốm còn đàn ông chỉ tham gia vào những việc như đập đất, nung gốm, và nghề làm gốm được truyền truyền từ mẹ sang con.

Gốm cổ Chăm pa

Tới Bàu Trúc bạn chỉ việc “ngả mũ” và trầm trồ thán phục khi được nhìn thấy các nghệ nhân tạo hình gốm. Thông thường, để tạo hình một món đồ vật nào đó, các nghệ nhân phải cần sự hỗ trợ đến bàn xoay, nhưng với gốm Bàu Trúc thì đặc biệt hơn, người ta làm bằng tay từ bước tạo hình cho đến bước trang trí tạo hoa văn không cần dùng bàn xoay. Các nghệ nhân chỉ sử dụng đôi bàn chân như “ bàn xoay di động” để làm bệ đỡ thay cho bàn xoay và đồng thời vuốt khối đất để tạo hình sản phẩm. Không lâu lắm đâu các bạn ạ! Chưa đầy 5 phút các nghệ nhân đã “ hô biến” ra một chiếc lọ, chiếc chum hay bình gốm đã thành hình.

Những làng gốm nổi tiếng ở làng Bàu Trúc

Chưa dừng lại ở một bản thô như vậy. Với một chiếc khăn đi kèm một bát nước bên cạnh và thực hiện một vài thao tác đơn giản các nghệ nhân Chăm đã làm sản phẩm đã trở nên bóng và mượt hơn. Khi đã tạo hình hoàn chỉnh thì sản phẩm sẽ được đem ra phơi nắng cho tới khô. Sau đó họ lại tiếp tục đánh bóng, sau đó mới cho vào lò nung.

Kỹ thuật nung của làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận khá là đặc biệt. Không phải là lò nung điện hay than như bình thường. Mà là được đun trực tiếp bằng rơm và củi lộ thiên xung quanh sản phẩm. Gốm được xếp bên trên một lớp củi khô và chất rơm lên trên cùng. Thế nên khi ra lò chất gốm cũng tạo nên một nét đặc sắc không nhầm lẫn ở đâu được. Bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những sản phẩm ở đây không đều màu như gốm sứ Bát Tràng nhé. Tất cả là do nghệ thuật nung gốm.

Lang gốm nổi tiếng Chăm pa ở làng Bàu Trúc

 

Gốm Bầu Trúc được tạo nên từ nhiều mảng màu tự nhiên. Nó vừa có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám như màu khói ám, rồi vệt nâu. Chúng tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang đặc trưng nền văn hóa Chăm pa. Điều gì đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt này? Đó là khi nung gốm người Chăm đã sử dụng một loại rễ cây rừng. Sau đó họ chất lên trên lớp rơm nung. Khói tỏa ra từ loại rễ cây này sẽ làm nên những mảng màu không “đụng hàng ”như trên các sản phẩm gốm.

Tham quan làng Bàu Trúc và làng gốm nơi đây

Hầu hết những hoa văn được trang trí sản phẩm gốm sứ Bàu Trúc được làm nhiều nhất là những bức phù điêu của phụ nữ Chăm, các vị vua Chăm, hình ảnh của vũ nữ và những vật dụng sử dụng hằng ngày trong đời sống như: đĩa, chum, lu, bình hoa,…Không quá nhiều màu sắc cầu kỳ. Cũng không được tô vẽ. Không dùng men. Nhưng gốm Bàu Trúc đã mang một nét đẹp rất riêng – đẹp bởi hình dáng sản phẩm. Sự mộc mạc sự tỉ mỉ, cận thận của người bà, người mẹ, người chị.

Đặc biệt, nếu bạn muốn tự mình làm gốm, đừng ngần ngại hãy thử. Những nghệ nhân nơi đây rất sẵn lòng hướng dẫn bạn. Họ sẽ chỉ dẫn từ việc đập đất khô cho tơi, nặn thành hình, trang trí, đến khâu nung sản phẩm…

Một chuyến du hành đến làng gốm Bàu Trúc – miền gió cát tại Nam Trung bộ. Dạo chơi, tìm hiểu, quan sát nghệ thuật chế tác, làm gốm của đồng bào dân tộc Chăm sẽ là “tour” du lịch Ninh Thuận đáng nhớ dành cho bạn.

Nguồn: vntrip.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội