Làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn tồn tại sừng sững suốt 300 năm khai sinh

Làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn tồn tại sừng sững suốt 300 năm khai sinh

Nước ta từ thời xa xưa đã có rất nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ hay làng nghề làm muối Tuyết Diêm. Tất cả đều rất nổi tiếng cùng với không ít những làng nghề truyền thống của Việt Nam. Nhưng vài năm trở lại đây, những làng nghề này đang dần hao mòn đi vì lớp trẻ muốn làm những công việc mang tính hiện đại hơn. Điều đó không có gì là sai cả vì ai cũng có sự lựa chọn riêng. Những một số làng nghề vẫn còn giữ lại được truyền thông và di sản ấy điển hình là làng đá mỹ nghệ Non Nước. Đúng như cái tên của làng, làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn tồn tại sừng sững suốt 300 năm khai sinh.

Các làng truyền thống đang đối diện với nguy cơ hao mòn

Chúng ta biết đến làng gốm Bát Tràng nhờ vào những vật dụng bằng gốm sứ được làm ra từ bàn tay của các nghệ nhân ở đây. Nhưng hãy tưởng tượng nếu một ngày nào đó, làng gốm Bát Tràng không còn làm gốm như cái tên của họ nữa. Chúng ta sẽ mất đi một di sản của đất nước một cách từ từ và không thể tránh khỏi. Làng đá mỹ nghệ Non Nước cũng vậy. Nhưng họ chọn cách bảo vệ đến cùng truyền thống của nơi mình được sinh ra.

Theo dòng thời gian. Đã có không ít làng nghề truyền thống dần mai một. Thế nhưng làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.

Các làng truyền thống đang đối diện với nguy cơ hao mòn

Hiện nay, nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng. Từ 349 hộ sản xuất kinh doanh vào năm 2004. Đến nay làng nghề đã có hơn 20 doanh nghiệp và 475 cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn. Nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử văn hóa. Thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá. Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu của làng nghề được cung cấp từ các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên…với sản lượng lên đến trên 25 ngàn tấn mỗi năm.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây. Các tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo đã được ra đời và theo chân du khách đi khắp cả nước. Đến cả các nước như Pháp, Mỹ, Úc…Những nghệ nhân tiêu biểu của làng nghề hôm nay đó là Nguyễn Long Bửu, Nguyễn Việt Minh, Nguyễn Sang, Lê Bền…

Sản phẩm từ các nghệ nhân

 Sản phẩm từ các nghệ nhân

Sản phẩm của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Từ những đồ dùng thông dụng. Hay nhưng đồ thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, … đến những đồ trang sức nhỏ gọn, tinh xảo. Và đủ các màu sắc như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt. Những con cóc chặn giấy, những cặp sư tử hí cầu. Những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Bên cạnh đó. Du khách khi đến làng nghề còn được chiêm ngưỡng những pho tượng đá cực kỳ ấn tượng như tượng phật bà Quan Âm, tượng Nữ thần Chămpa….

Làng đá mỹ nghệ Non Nước còn là địa điểm du lịch nổi tiếng

Làng nghề đá Non Nước còn gắn liền với danh thắng Ngũ Hành Sơn. Với lễ hội Quán Thế Âm – thu hút hàng vạn du khách đến dự vào tháng hai âm lịch hàng năm. Đến với làng đá Non Nước. Với khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Du khách cảm nhận sự thư thái, nhẹ nhàng trong một không gian tĩnh lặng. Và sự trầm mặc mà huyền bí của những ngôi chùa trên núi Ngũ Hành Sơn. Đến cảm giác rộn ràng như đang hòa mình trong những thanh âm rộn rã phát ra từ mũi ve đục đá dưới những đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đang gieo ý tưởng trên những khối đá thô cục thành các tác phẩm nghệ thuật.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước còn là địa điểm du lịch nổi tiếng

Hiện nay, nhằm phát huy bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề. UBND thành phố Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét. Đưa Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xem thêm các bài viết liên quan tại SKP.

Nguồn: danang.gov.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội