Top 10 lễ hội Á Châu náo nhiệt và thú vị diễn ra vào cuối năm

Top 10 lễ hội Á Châu náo nhiệt và thú vị diễn ra vào cuối năm

Các lễ hội Á Châu luôn độc đáo, đặc sắc nên thu hút rất nhiều lượt tham gia của du khách. Đặc biệt là vào cuối năm thường diễn ra muôn vàn sự kiện thú vị, náo nhiệt. Mỗi quốc gia đều có các sự kiện riêng mang đậm bản sắc dân tộc rất hay. Nếu bạn dự tính sẽ đi du lịch vào cuối năm thì nên đọc bài viết này. Mọi người sẽ có cơ hội đắm chìm vào bầu không khí có một không hai. SKP.VN đảm bảo đó sẽ là những trai nghiệm xứng đáng thử một lần trong đời.

Trong đó có thể kể đến rất một vài lễ hội nổi tiếng toàn cầu. Điển hình như lễ hội băng, lễ hội nước, sự kiện Ohara,… Từng sự kiện sẽ đem lại những trải nghiệm riêng biệt, không “đụng hàng”. Để biết chi tiết hơn thì hãy đọc phần nội dung tiếp theo đây.

Lễ hội Thaipusam tại Singapore, Malaysia – Lễ hội Á Châu có nguồn gốc từ ấn Độ

Trên thực tế, lễ hội Thaipusam là một nét văn hóa cổ xưa xuất phát từ người Ấn Độ. Tuy nhiên lễ hội Á Châu này cực kỳ đặc sắc, nổi tiếng nên được nhiều quốc gia biết đến. Thậm chí sự kiện này đã trở thành một phần của đất nước Singapore và Malaysia. Cụ thể hơn là do cộng đồng người Tamil, người theo đạo Hindu tổ chức.

Lễ hội Thaipusam tại Singapore, Malaysia - Lễ hội Á Châu có nguồn gốc từ ấn Độ

Suốt 1 tháng trước khi diễn ra lễ hội, các tín đồ Hindu đã bắt đầu ngồi thiền, cầu nguyện và thực hành ăn chay nghiêm ngặt. Tới ngày diễn ra Thaipusam, từ sáng sớm các nhóm tín đồ đã bưng bình sữa và mang trên người các khung Kavadi bằng gỗ hoặc kim loại bằng hình thức móc sắt cắm vào da thịt.

Thông qua lễ hội cuối năm nổi tiếng ở châu Á này, họ chuyển tại niềm tin rằng chỉ khi tâm trí con người được giải phóng khỏi các ham muốn vật chất và đam mê thể xác, thì người mộ đạo mới có thể thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng mà không cảm thấy đau đớn.

Lễ hội That Luang tại Lào – Lễ hội Á Châu đặc sắc của Lào

Diễn ra vào ngày trăng tròn tháng 11 âm lịch, đây là lễ hội tổ chức mỗi năm tại ngôi chùa That Luang và chùa Si Muong danh tiếng tại Viêng Chăn (Lào). That Luang gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ gồm nhiều nghi thức, tiêu biểu như rước Phí Mương (thần bảo hộ tỉnh) từ chùa Si Muong đến That Luang. Phần hội thì sôi động với các hoạt động ẩm thực, thể thao, triển lãm, văn nghệ… thu hut đông đảo người tham dự.

Lễ hội That Luang tại Lào - Lễ hội Á Châu đặc sắc của Lào

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội cuối năm của Lào này, các tổ chức, trường học đều đóng cửa. Họ mua hoa về trang trí, thắp nến và diễu hành hay nhảy múa trong âm nhạc truyền thống. Đây là dịp của sự đoàn tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, có ý nghĩa không chỉ về mặt văn hóa, lịch sử và cả tâm linh tại Lào.

Lễ hội Loi Krathong tại Thái Lan – Lễ hội Á Châu tuyệt sinh động

Lễ hội Loi Krathong không giới hạn địa bàn tổ chức mà có ở khắp nơi ở xứ sở chùa Vàng vào ngày rằm của tháng thứ 12 trong lịch âm truyền thống của Thái (khoảng tháng 11 dương lịch).

Vào đêm rằm, hàng nghìn người dân tụ tập bên các dòng sông, kênh… cầu nguyện, sau đó thả những chiếc bè được trang trí sắc màu trôi theo dòng nước, lung linh ánh nến được thắp sáng trên sông. Mục đích nhằm thể hiện lòng kính trọng đối với Thủy Thần và để tạ lỗi với Thủy Thần vì đã làm ô nhiễm nguồn nước trong suốt cả năm.

Các địa điểm tổ chức Loi Krathong lớn nhất ở Thái Lan phải kể đến Bangkok, Chiang Mai, Sukhothai, Ayutthaya.

Lễ hội Soorya Arts tại Ấn Độ – Lễ hội Á Châu siêu nổi tiếng

Soorya Arts là một lễ hội nổi bật của Ấn Độ, một trong những lễ hội cuối năm tại các nước châu Á nhiều người biết đến do độ dài đứng nhất trong các lễ hội trên thế giới với 111 ngày, từ ngày 21/9 đến ngày 10/1 năm sau. Hàng loạt các hoạt động hấp dẫn diễn ra vào thời gian này như chiếu phim, video, các buổi biểu diễn âm nhạc, nhảy múa, vẽ tranh, nghệ thuật dân gian…

Lễ hội Soorya Arts tại Ấn Độ - Lễ hội Á Châu siêu nổi tiếng

Lễ hội Băng Cáp Nhĩ Tân tại Trung Quốc – Lễ hội Á Châu về băng lớn nhất thế giới

Được tổ chức hàng năm ở Cáp Nhĩ Tân, lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân là một hoạt động thường niên ở Trung Quốc và góp mặt vào danh sách 4 lễ hội băng tuyết lớn nhất thế giới. Đây là cơ hội để du khách được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đồ sộ điêu khắc từ băng, hay tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc. Một hoạt động bên lề được tổ chức rất quy mô là cuộc thi điêu khắc từ băng với các đội thi đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài vé vào cửa khu vực Thế giới Băng tuyết Cáp Nhĩ Tân là 330 nhân dân tệ (~ 1.000.000VNĐ), cũng có nhiều hoạt động miễn phí khác xung quanh thành phố kéo dài tới cuối tháng 2.

Lễ hội Nước tại Campuchia – Lễ hội lớn nhất của dân tộc Khmer

Lễ hội Nước diễn ra vào ngày trăng tròn tháng 11 Âm lịch. Đồng thời được coi là lễ hội lớn nhất trong lịch sử của người Khmer. Tại các nước trong hồ và các đầm lầy tràn ngập, người dân xứ chùa tháp kéo nhau về bờ sông Tonle Sap và Mekong ở thủ đô Phnom Penh để xem cuộc thi đua thuyền gay cấn. Còn vào buổi tối là thời điểm màn pháo hoa được bắn rực rỡ trên sông. Bên dưới bè gỗ trang trí lấp lánh trôi nổi. Người Campuchia cho rằng đây là dịp để đánh dấu sự đổi dòng chảy của con sông Tonle Sap. Và thể hiện sự biết ơn con sông Mekong trong quá trình bồi đắp cho đất. Ngoài ra còn có thể làm giàu thêm cho đời sống người dân.

Lễ hội Nước tại Campuchia - Lễ hội lớn nhất của dân tộc Khmer

Lễ hội Voi Surin tại Thái Lan – Lễ hội voi hoành tráng nhất hành tinh

Một trong những lễ hội cuối năm tại các nước châu Á phải kể đến lễ hội Surin Thái Lan. Lễ hội nổi bật bật này thường diễn ra vào thứ 7 của tuần thứ 3 tháng 11. Lễ hội tại Surin là cơ hội để hàng trăm con voi tập trung lại biểu diễn những kỹ năng mà chúng đã tập luyện trong suốt năm. Tiêu biểu như nhảy, đua, chơi bóng đá, thậm chí là kéo co với người. Một cơ hội thể hiện tình yêu thương hòa hợp giữa con người với động vật. Sự kiện này thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Lễ hội Deepavali tại Malaysia

Deepavali là tên một lễ hội ánh sáng nổi bật tại Malaysia (còn được biết đến là Diwali). Nếu như trước đây ngày lễ này chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với người theo đạo Hindu; thì giờ đây nó trở nên phổ biến và rất được người dân đón đợi. Từ khắp nơi, họ dâng lời cầu nguyện và tiến hành nghi thức rửa tội, thắp đèn dầu truyền thống có tên kuthuvilakku và nhận lời chúc phúc của nữ thần thịnh vượng Lakshmi. 5 ngày diễn ra lễ hội cũng là lúc người Malaysia về nhà sum họp, quây quần bên nhau.

Lễ hội Ohara tại Nhật Bản

Du lịch Nhật Bản tháng 11, du khách đừng bỏ qua cơ hội hòa mình vào lễ hội châu Á nổi tiếng – Ohara. Đây là lễ hội mùa thu lớn nhất ở Nam Kyushu thường diễn ra vào tháng 11. Bạn hoàn toàn có thể bị choáng ngợp trước một chương trình quy mô hoành tráng với sự tham gia của tới 600.000 người tham dự. Trong đó hơn 20,000 vũ công diễu hành trên đường, họ nhảy theo điệu nhạc dân gian “Ohara-bushi” và “Han’ya-bushi”, tạo nên không khí đặc sắc khó quên.

Lễ hội Ohara tại Nhật Bản độc đáo nhất Châu Á

Lễ hội Shichi-go-san tại Nhật Bản

Một trong các lễ hội cuối năm nổi tiếng tại châu Á phải kể đến Shichi-go-san Nhật Bản. Sự kiện thường diễn ra vào ngày 15/11. Bởi vì Shichi-go-san có nghĩa là số bảy, số năm và số ba. Đây là ngày của những đứa trẻ ở độ tuổi này. Nó có ý nghĩa đánh dấu bước trưởng thành trong đời của đứa trẻ.

Cụ thể các bậc phụ huynh sẽ tổ chức ngày shichi-go-san cho các bé trai khi các bé lên 3 và 5 tuổi; còn cho các bé gái khi các bé lên 3 và 7 tuổi. Cha mẹ cùng con cái đến thăm đền, mua cho chúng kẹo 1000 năm. Loại kẹo này tên là Chitose-ame, loại có hình dáng như chiếc que. Chúng và được đựng trong một chiếc túi mang hình ảnh tượng trưng của loài sếu và rùa. Đây là cơ hội chuyển tải niềm hy vọng của cha mẹ dành cho thế hệ sau. Rằng con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.

Trên đây là danh sách 10 lễ hội cuối năm tại các nước châu Á nổi tiếng nhất. Bạn đã sẵn sàng hòa mình vào không khí sôi động của những dịp lễ đặc biệt này chưa?

Nguồn: luhanhvietnam.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội