Đã đến lúc di tích Chăm Phong Lệ nhận được danh phận tương xứng

Đã đến lúc di tích Chăm Phong Lệ nhận được danh phận tương xứng

Chăm-pa từng là một quốc gia tồn tại độc lập. Tuy nhiên đến giữa thế kỉ 15, Chăm-pa thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ vào Đại Việt. Ngày nay, phần lãnh thổ trước kia của Chăm-pa là miền Trung nước ta. Do đó, trên dải đất miền Trung đầy nắng gió tồn tại rất nhiều công trình của người Chăm. Tiêu biểu là các loại tháp: tháo bánh ít, tháp đôi, tháp cánh tiên,… Đây là những công trình mang giá trị lịch sử rất cao. Và hệ thống các tháp đó rất có ít cho hoạt động khảo cổ, phát triển du lịch,… Mới đây, Đà Nẵng đề xuất trao cho di tích Chăm Phong Lệ một danh xưng xứng đáng.

Di tích Chăm Phong Lệ

Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ được xếp hạng là di tích khảo cổ cấp thành phố. 

Di tích Chăm Phong Lệ tọa lạc tại phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Di tích này nằm trên một gò đất cao, được bao quanh bởi một dòng chảy. Dòng chảy này là một phần của dòng sông Cẩm Lệ. Được biết di tích này lần đầu được phát hiện vào cuối thế kỉ 19. Ông Camille Paris lựa chọn phong lệ để lập đồn điền. Trong quá trình khai phá thì người ta phát hiện ra tàn tích của một ngôi tháp đổ nát. Về sau, di tích này đã bị con người lãng quên. Cây côi mọc lên um tùm và ít người qua lại.

Về cấu trúc, di tích này rất có thể được quy hoạch với các cấp nền khác nhau.  Ở cấp nền trung tâm là một đèn tháp chính. Xung quanh là tường bao ngăn cách. Bên cạnh có còn có một số công trình phụ như tháp Hỏa, đền tháp phụ,… Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ được xếp hạng là di tích khảo cổ cấp thành phố.

Bảo tồn di tích Chăm Phong Lệ phục vụ du lịch, khảo cổ

Bảo tồn di tích Chăm Phong Lệ phục vụ du lịch, khảo cổ

Mới đây ngành Văn hóa Đà Nẵng đã đề xuất di tích Chăm Phong Lệ vào danh sách di tích cần bảo tồn. Bảo tồn di tích này nhằm làm cơ sở cho các hoạt động tham quan, nghiên cứu. Đề án này được thực hiện theo các nguồn vốn. Thứ nhất là vốn ngân sách để giải tỏa đền bù, khảo cổ, tu bổ, tôn tạo. Thứ hai là vốn huy động đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài. Hoặc là nguồn vốn từ khai thác các hoạt động du lịch và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Mục tiêu đề án sẽ từng bước tôn tạo, hoàn thiện đồng bộ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời gắn nó với mục tiêu bảo tồn với khai thác, phát huy giá trị. Bên cạnh đó là hoạch định để phát triển các tuyến du lịch liên kết với di tích. Đưa các di vật vào không gian trưng bày bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích được dự định là sẽ gắn với văn hóa của địa phương.

Tôn tạo Chăm Phong Lệ giúp đẩy mạnh hoạt động văn hóa, du lịch tại địa phương

Các di vật được trưng bày

Di tích Chăm Phong Lệ cùng với di tích Nghĩa trủng Hòa Vang sẽ là một phần trong các cụm di tích lịch sử. Việc tu bổ lại di tích này sẽ góp phần thúc đẩy du lịch ở địa phương phát triển. Hiện đang có đề án phát triển du lịch đường sông Cẩm Lệ. Dự là sẽ có bến tàu đón trả khách được xây dựng gần khu di tích Chăm Phong Lệ. Điều này là một lợi thế, tiền đề quan trọng để địa phương phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, du lịch của người dân, du khách.

Sau khi đề án được triển khai, địa phương sẽ hướng cộng đồng nhân dân sinh sống trong vùng quy hoạch cùng tham gia công tác bảo tồn di tích. Từng bước đưa các giá trị kinh tế đi lên. Gắn với đó là việc bảo tồn di tích thông qua các hoạt động du lịch, phát triển làng nghề truyền thống.

Đối tượng nghiên cứu của đề án tu bổ di tích Chăm Phong Lệ

Đối tượng nghiên cứu của Đề án sẽ bao gồm văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quan môi trường. Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ các di tích, các hiện vật có liên quan và nằm trong khu di tích. Quy mô quy hoạch tổng thể trên diện tích 19.740m2. Bao gồm khu vực lõi di tích đã được khai quật và khu vực quy hoạch phục vụ khai quật khảo cổ, khu vực bảo vệ và khu vực dịch vụ du lịch, phát huy giá trị di tích. Trong đó, Khu vực bảo vệ I có diện tích 2.653m2. Khu vực bảo vệ II có diện tích 1.626m2. Khu vực phục vụ du lịch – phát huy giá trị di tích có diện tích 15.416m2.

Phát hiện những dấu vết ít ỏi của kiến trúc Chăm qua cuộc khảo sát

Theo khảo sát, có đến 7 địa điểm di tích Chăm chính. Các địa điểm đó nằm rải rác tại An Sơn, Cấm Mít, Khuê Trung, Ngũ Hành Sơn, Phong Lệ, Quá Giáng và Xuân Dương. Bên cạnh đó còn có một số địa điểm khác có phát hiện những dấu vết ít ỏi của kiến trúc Chăm… Tại các di tích này, chủ yếu chỉ thực hiện khai quật để nghiên cứu, sưu tầm hiện vật. Sau đó hoàn thổ, trả lại mặt bằng để sử dụng vào các mục đích dân sinh, phát triển xã hội.

Nhiều cổ vật quáy được phát hiện trong quá trình khảo sát

Di tích Chăm Phong Lệ được phát hiện và khai quật lần đầu trên diện tích 500m2 vào năm 2012. Tại đây, nền móng một tháp Chăm lớn nhất miền Trung đã được phát hiện tại Phong Lệ. Đây cũng là di tích duy nhất cho đến có điều kiện để nghiên cứu và giới thiệu về phần nền móng kiến trúc. Khu di tích Chăm Phong Lệ đã trải qua 3 lần khai quật. Mỗi lần đều khai quật được những hiện vật có giá trị về lịch sử.

Đã đến lúc di tích này cần một danh xưng chính thức

Di tích Chăm Phong Lệ được giới nghiên cứu, khảo cổ công nhận có nhiều giá trị đặc biệt. Nhưng kể từ khi được khai quật đến nay, nơi đây vẫn chưa có một danh phận tương xứng. Trước thực trạng bị lãng quên, năm 2020, UBND TP Đà Nẵng đã có báo cáo gửi Ban cán sự Đảng, UBND và HĐND TP về việc đề xuất xây dựng các thiết chế văn hóa xứng tầm với vị thế TP. Trong đó nhấn mạnh việc đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu di tích Chăm Phong Lệ thành cơ sở 2 của Bảo tàng Điêu khắc Chăm.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội