Lễ hội giã cốm truyền thống tại vùng cao ở Tuyên Quang

Lễ hội giã cốm truyền thống tại vùng cao ở Tuyên Quang

Lễ hội giã cốm là một nét đẹp của Việt Nam nói chung và thành phố Tuyên Quang nói riêng. Tuy nhiên lễ nội này lại rất được biết đến vì là lễ hội truyền thống của người vùng cao. Trên thực tế, giã cốm chỉ là một trong những việc làm hằng ngày của dân tốc Tày mà thôi. Tưởng chừng như đơn giản, chỉ dành để giải trí nhưng lễ nội này lại mang đầy ý nghĩa sâu xa. Cụ thể hơn, lễ hội được tổ chức nhằm cầu mong một vụ mùa bội thu.

Đến với lễ hội giã cốm thì bạn không chỉ được chứng kiến sự náo nhiệt. Bên cạnh đó, mọi người sẽ được hòa quyện vào muôn vàn nét đẹp văn hóa. Điển hình như trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, các bài ca,… Hãy cùng SKP.VN tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Lễ hội giã cốm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày

Với trên 60% đồng bào dân tộc Tày sinh sống, xã Côn Lôn, huyện Na Hang có cánh đồng rộng lớn được bao bọc xung bởi những dãy núi. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân nơi đây phát triển nông nghiệp. Đặc biệt phát triển cây lúa nếp.

Lễ hội giã cốm là nét đẹp văn hóa của dân tộc Tày.

Giống lúa nếp cái hoa vàng đã được trồng tại Côn Lôn từ bao đời nay. Khi ruộng lúa nếp hoe đầu, người Tày thường mở lễ hội giã cốm. Hay còn gọi là lễ hội đón trăng, hội Hai. Lễ hội giã cốm là Tết mừng trăng, mừng mùa cơm mới tháng 10 để chuẩn bị cho Tết âm lịch hàng năm.

Nguồn gốc lễ hội

Du khách đi từ thành phố Yên Bái, ngược đường miền Tây; vượt qua Đèo Ách bên nắng bên mưa là tới Đồng Khê, huyện Văn Chấn. Nơi đây có thung lũng Nà Trạm bằng phẳng dưới chân núi Linh Nam và Pu Cóp Mưa. Nà Trạm là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào Tày. Với những lễ thức sinh hoạt văn hóa truyền thống còn được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Trong đó có lễ hội giã cốm hay còn gọi là “Tăm Khảu Mảu”.

Lễ hội giã cốm có nguồn gốc khá thú vị.

Lễ hội giã cốm là phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày. Chủ yếu là ở xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cốm không chỉ có ý nghĩa đối với nhà nông mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh. Bởi sau khi kết thúc mùa thu hoạch lúa người nông dân muốn có hạt cốm thơm để dâng lên tiên tổ. Cầu mong trời đất luôn mưa thuận gió hòa. Cầu cho người nông dân gặp nhiều may mắn trong lao động, sản xuất. Do đó, cứ vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm khi lúa nếp vừa chớm vào chắc, hạt lúa ngả màu vàng nhạt là thời điểm người dân tổ chức lễ hội giã cốm dâng lễ tổ tiên.

Ý nghĩa của lễ hội giã cốm

Lễ hội giã cốm không chỉ có ý nghĩa đối với người sản xuất nông nghiệp mà còn mang ý nghĩa tâm linh. Bởi lẽ, sau khi kết thúc mùa thu hoạch lúa nông dân muốn có hạt cốm thơm để dâng lên tổ tiên; cầu mong trời đất luôn mưa thuận gió hòa, giúp họ gặp nhiều may mắn trong lao động, sản xuất.

Khi lễ hội bắt đầu, mọi người bắt tay vào việc làm cốm, những khóm lúa được chia nhỏ và đặt lên các vỉ đan bằng tre tươi, sau đó đặt lên miệng lò. Qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, chị, những khóm lúa được lật đi, lật lại liên tục đảm bảo cho hạt lúa nếp chín đều. Để cốm không bị dính, bết, hạt lúa phải để thật nguội sau đó mới đem cho vào cối giã.

Một vài chia sẻ của người dân về lễ hội

Lễ hội mô phỏng cuộc sống đời thường của người Tày

Anh Nguyễn Văn Ích, xã Côn Lôn, huyện Na Hang cho biết, để có được một mẻ cốm phải làm mất khoảng 20-30 phút. Khi làm cốm, ta phải vò rồi để cốm nguội lạnh rồi mới giã. Nếu còn ấm ấm phải giã nhẹ nhàng, đảm bảo hạt cốm không bị dập nát. Để giữ cho cốm thơm ngon, mềm dẻo, cốm được gói cẩn thận trong lớp lá chuối hoặc lá dong. Từ cốm có thể chế biến ra nhiều món ăn như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm…những món ăn đậm bản sắc văn hóa vùng cao.

Với những nghi thức truyền thống, lễ hội giã cốm đã và đang mang lại cho người dân địa phương, du khách trải nghiệm mới, nét đặc sắc riêng của một lễ hội có từ lâu đời này.

Lễ hội giã cốm thu hút rất nhiều du khách

Ông Ma Văn Khánh, du khách đến từ xã Yên Hoa, huyện Na Hang cho biết: Lâu lắm ông mới có dịp thưởng thức trọn vẹn lễ hội này nên cảm thấy rất vui. Ông mong muốn lễ hội ngày càng được mở rộng và nhiều du khách gần xa biết đến.

Lễ hội giá cốm luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của du khách.

Bà Nguyễn Thị Hoa, du khách đến từ Thái Nguyên cho biết, đây là lần đầu tiên bà tham gia lễ hội giã cốm. Khác với nhiều nơi, lễ hội giã cốm ở Côn Lôn mang trong mình hơi thở của đồng bào Tày nơi đây – chủ nhân lễ hội. Đặc biệt, sản phẩm cốm làm ra rất ngon, vị thơm, mang đậm bản sắc quê hương.

Ông Nguyễn Xuân Bạch, Chủ tịch UBND xã Côn Lôn cho biết: Việc phục dựng lễ hội giã cốm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân. Đây còn là dịp để thế hệ trẻ học tập kinh nghiệm làm cốm và giữ gìn nét ẩm thực truyền thống của địa phương. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển du lịch…

Nguồn: dulichvietnam.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội