Năm mới Nhật Bản có gì khác với nước ngoài? Đặc biệt là với năm mới của người Việt? Mỗi quốc gia khác nhau sẽ có một cách khác nhau. Nhất là trong việc chào năm mới. Người Nhật Bản cho rằng đây là cách đem lại may mắn cho cả năm. Họ xem ngày đầu năm là khoảnh khắc quan trọng nhất.
Bài viết dưới sẽ trình bày phong tục đón năm mới độc đáo của Nhật Bản. Từ đó chúng ta có thể so sánh với các tập tục của người Việt. Thông tin này rất thú vị với người yêu văn hóa Nhật.
Năm mới Nhật Bản có gì khác Việt Nam?
So với Việt Nam, văn hóa Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt. Đặc biệt là trong việc chào đón năm mới. Hàng ngày, người Nhật quan niệm rằng năm mới là để đón những điều tốt đẹp. Do đó, như người Việt, họ cũng mong rằng điều xấu sẽ không xảy ra. Vì đó được cho là điềm xui xẻo, không đáng có. Người Nhật thường cố làm mọi thứ để tránh những điều xấu. Giống như người Việt hạn chế làm vỡ chén bát hoặc hạn chế quét nhà trong năm mới. Người Nhật cũng có những quy định tương tự.
Đến chùa thắp hương, thanh tẩy nhà cửa, khai bút đầu xuân là một số phong tục của người Nhật dịp năm mới.
Theo Cultural Travel, Hatsumode là truyền thống đi thăm đền chùa, chốn linh thiêng trong những ngày đầu năm của người Nhật. Họ bắt đầu một năm mới bằng những lời khấn, lời cầu nguyện, bày tỏ lòng biết ơn đấng linh thiêng, cũng như hy vọng vận may tốt lành sẽ đến.
Ngoài ra, trong phong tục của Nhật Bản, các điều đầu tiên được xem trọng trong năm mới là: giấc mơ đầu tiên (hatsuyume), khai bút đầu Xuân (kakizome), thanh tẩy nhà cửa (hakizome) và thanh lọc thân tâm (hatsuburo). Trong đó, giấc mơ và viếng đền thờ là “thiên thời”, thanh tẩy nhà ở là “địa lợi”, hoạt động viết chữ và thanh tẩy thân thể tượng trưng cho “nhân hòa”. Đây là những yếu tố sẽ báo hiệu một năm mới may mắn, thịnh vượng.
Đón năm mới Nhật Bản với những mong muốn phúc lành
Người Nhật thường in bức tranh chiếc bảo thuyền Takarabune chở 7 vị Phúc thần Shichi Fukujin đặt dưới gối để có được giấc mơ tốt lành và viếng đền thờ Phúc Thần Shichi Fukujin vào ngày đầu năm mới để vọng nguyện một năm an hòa. Chính vì vậy các món quà chúc Tết hay phong bao lì xì của người dân xứ hoa anh đào thường gắn liền với các vị Phúc Thần.
Trong kinh doanh, nhiều thương hiệu Nhật Bản khi đến nước khác cũng nỗ lực lan tỏa tinh thần, văn hóa của dân tộc mình, không chỉ trong tôn chỉ hoạt động hay cách đối nhân xử thế mà còn khéo léo truyền tải thông qua từng chi tiết nhỏ. Trong đó, Menard – Thương hiệu mỹ phẩm và Spa cao cấp để lại ấn tượng trong lòng khách hàng Việt, thông qua các chi tiết tinh tế: không nhận tiền tip – một phần của văn hóa phục vụ khách hàng bằng cả trái tim Omotenashi, gập người cúi đầu theo kiểu chào Saikeirei khi đón khách…
Cầu thiên địa – tín ngưỡng của người Nhật
Sau một năm nhiều biến động, nhiều người Việt đều mong ước bình an và thành công. Hiểu được mong ước này, Menard Việt Nam xây dụng ý tưởng hộp quà “Phúc Thần” chứa đựng 3 yếu tố. Hình tượng các vị Phúc thần Shichi Fukujin đáp xuống trần gian ban phúc lành. Đại diện cho “Thiên”, cho thời vận, may mắn và niềm hy vọng; các vị mứt từ hoa, trái cây Việt Nam như gừng Lạng Sơn, quất Hà Nội, nhãn lồng Hưng Yên, hạt sen Huế, hoa lạc thần Đà Lạt, bưởi Năm Roi Vĩnh Long, dừa Bến Tre đại diện cho “Địa” cầu mưa thuận gió hòa; tinh thần Samurai với Nhân – Chân – Lễ – Nghĩa – Dũng – Trung – Tín bên trong các vị mứt chính là “Nhân”, địa diện cho những phẩm chất mà mỗi người đều sở hữu.
Hộp quà “Phúc Thần” dành cho khách hàng. Và đối tác của thương hiệu với ý nghĩa. Đó là cầu cho năm mới thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Đồng thời mỗi vị mứt lại chứa đựng lời chúc trường thọ. Chân thành, an vui, phẩm hạnh, may mắn, hạnh phúc, trí tuệ. Trao gửi đến từng người.
Các bạn có thể tìm thêm các thông tin liên quan tại: Phong Tục – Tập Quán
Nguồn: vnexpress.net