Lễ hội trai giả gái cực kỳ độc đáo tại giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Lễ hội trai giả gái cực kỳ độc đáo tại giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Bạn có biết rằng tại Thủ đô Hà Nội có một lễ hội trai giả gái hay không. Và trong sự kiện này có một vũ điệu mang tên độc đáo không kém. Đó chính là vụ điều “Con đĩ đánh bồng”. Tuy tên có phần khiếm nhã nhưng lại tạo thành một nét văn hóa hết sức thú vị. Lễ hội này cực kỳ nổi tiếng và thu hút hàng chục nghìn người tham gia vào mỗi năm. Đảm bảo đến với sự kiện văn hóa này, bất kỳ ai cũng sẽ cảm hết sức thích thú.

Lễ hội này chính xác hơn có tên là “Đĩ đánh bồng”. Bên cạnh việc ngắm các trang trai hóa thân thành nữ và nhảy múa; bạn còn được chiêm ngưỡng thêm các màn múa lân, rồng hết sức hoàn tráng. Nếu cảm thấy thú vị thì hãy cùng SKP.VN tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Nguồn gốc của lễ hội trai giả gái (Đĩ đánh bồng)

Người xưa truyền lại rằng vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập hợp các nghệ sĩ ở làng Triệu Trúc lại. Mục đích là bao vây quân định thuộc nhà Đường. Để tăng sĩ khí của quân ta và để giải trí, đức vua đã cho trai giả gái. Họ đã phải ăn mặc hoàn toàn như nữ giới thời bất giờ. Những chàng trai giả gái này phải nhảy múa để mua vui. Và tự đó, vào mỗi ngày 9 đến 12 tháng Giêng, người Kiều Trúc lại thực hiện lễ hội này. Lễ hội còn được biết đến là lễ rước Thành Hoàn Phùng.

Lễ hội trai giả gái là nét văn hóa độc đáo của miền Bắc

Không chỉ có ở làng Triều Khúc mà Điệu múa con đĩ đánh bồng cũng xuất hiện trong lễ hội đền Đa Hòa (huyện Khoái Châu, Hưng Yên). Lễ hội đền Đa Hòa được tổ chức vào 10-12/2 (âm lịch) hàng năm. Lễ hội có rất nhiều nghi lễ cổ truyền mang những điểm rất độc đáo. Khồng hề kém cạnh so với các lễ hội tại đồng bằng sông Hồng và trong cả nước. Trong đó điệu múa con đĩ đánh bồng tạo nên nét đặc sắc riêng cho lễ hội.

Lễ hội trai giả gái thu hút được nhiều sự quan tâm

Nổi bật nhất trong lễ hội triều khúc là 5 điệu múa, múa rồng, múa lân, múa sinh tiền, múa bồng và múa chạy cờ. Hai điệu múa rồng và lân luôn đồng hành với nhau trong nhiều lễ hội Việt Nam. Múa sinh tiền và múa trống bồng hay múa “con đĩ đánh bồng”. Đây là những điệu múa hay và đẹp. Hiện, các điệu múa này đang được khôi phục lại vị trí quan trọng trong lễ hội.

Lễ hội “Đĩ đánh bồng” mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu long trọng, tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng.

Tại lễ hội còn có tiết mục múa lân và múa rồng.

Lễ rước đi đến đâu thu hút rất đông người dân và du khách theo dõi.

Đặc biệt, rất nhiều điệu múa được tổ chức linh đình, hấp dẫn và thu hút người xem. Quan trọng nhất là điệu múa trống bồng hay còn gọi là múa “con đĩ đánh bồng”. Chính xuất phát từ điệu múa cổ này mà cho tới giờ, làng Triều Khúc vẫn giữ nguyên bản không hề thay đổi thêm bớt.

Luôn có 6 “cô gái” nhảy múa khi rước lễ

Trong mỗi lần hội làng Triều Khúc, ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau. Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp “kiểu cách”, “sang chảnh” không phải ai cũng bắt chước được.

Điểm khó nhất là hóa thân thành nữ giới

Điều khó với các chàng trai đóng vai “con đĩ” đánh bồng là làm sao thể hiện được nguyên hồn cốt, thần thái của điệu múa. Tô son phải tô đậm, má cũng thật hồng, khăn mỏ quạ, áo mớ ba mớ bảy đan xen nhau. Những dải lụa màu rực rỡ được khoác thêm lên người để khi xoay sẽ tạo thành những vòng tròn kỳ ảo và biến hóa gây cho người xem một hiệu ứng thị giác vừa đẹp mắt lại vừa thần bí.

Nghệ nhân Triệu Đình Hồng (74 tuổi) đã dành 46 năm gắn bó, phát triển điệu múa “con đĩ đánh bồng”. Ông được mệnh danh là “con đĩ” cuối cùng của làng Triều Khúc.

Lễ hội trai giả gái – Nét đẹp văn hóa Việt Nam

Nói về nét văn hóa đặc sắc của làng mình bằng cả tấm lòng tự hào, ông Hồng tâm sự: “Cái điệu “con đĩ đánh bồng” ngày trước đều phải trai giả gái hết. Lúc đầu không có đàn bà, nhà vua mới lấy nam giới đóng giả thành nữ giới để mua vui cho nhà vua xem. Còn chính thức điệu múa này nó như một điệu múa ba-lê cũ, 1 nam 1 nữ mới đúng, tươi với nhau, tựa lưng vào nhau có nên thơ không”.

Trong mỗi lần hội làng Triều Khúc, ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.

Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Trong lễ hội phải có ít nhất 2 thanh niên 17 tuổi

Trong số các “con đĩ đánh bồng”, có 2 thanh niên chỉ mới 17 tuổi tên Nam và Hiếu. Hễ tiếng chiêng vang lên, cả 2 bỗng hóa mình thành những “con đĩ” điệu nghệ vô cùng. Ánh mắt duyên dáng, đôi môi cười xinh, tay chân uyển chuyển trong tà áo sặc sỡ, 2 chàng trai trẻ tuổi nhất làng Triều Khúc chứng minh sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống của điệu múa ngàn năm tuổi.

Trong điệu nhảy cần có 2 chàng vừa 17 tuổi.

Cả Nam và Hiếu bắt đầu tập múa điệu “con đĩ đánh bồng” từ năm 12, 13 tuổi. Cảm được tiếng trống hay tiếng chiêng, hai đứa như “hòa” vào nhau lả lơi nhảy, đôi mắt đong đưa trìu mến.

“Tụi em tập cũng được 3,4 năm nay rồi. Tuy thỉnh thoảng có mệt nhưng được cụ Hồng hướng dẫn tận tình nên tụi em rất biết ơn. Cứ vào dịp lễ hội cả nhóm lại tham gia vào điệu múa truyền thống phục vụ người dân”. Chẳng cần nói gì nhiều, chỉ cần nhìn cách 2 đứa mặc trang phục rồi đánh phấn, tô son cho nhau là quá rõ để nói về “trình độ” nghề.

Nguồn: dulichvietnam.org.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội