Đền Quốc Tế – ngôi đền sở hữu nhiều đạo sắc phong nhất cả nước

Đền Quốc Tế – ngôi đền sở hữu nhiều đạo sắc phong nhất cả nước

Ngôi đền chúng ta nhắc tới ở đây chính là đền Quốc Tế. Để đánh thức truyền thống dân tộc ta, ngôi đền Quốc Tế đã được đựng nên dưới sự đóng góp của nhân dân. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được nhấn mạnh rõ rệt. Theo ý kiến của toàn dân nơi đây, chính quyền đã đồng ý rước các vị thần về đền với mong muốn cầu an lành, thị vượng và may mắn cho muôn dân. Cho đến hiện nay, ngôi đền Quốc Tế đã gìn giữ 40 đạo sắc phong và cũng là ngôi đền sở hữu nhiều đạo sắc phong nhất cả nước.

Sơ lược đền Quốc Tế

Ngôi đền này thật sự rất giàu lịch sử và văn hóa. Theo nguồn tin, đền đã nhiều lần bị giặt đến đốt, cố tình phá hoại. Nhưng dù vậy, nhân dân nơi đây vẫn nhiều lần cải tổ để giữ vững ngôi đền. Dù đã bị phá hoàn toàn vào ăn 1945, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ được những gì quý báu nhất của ngôi đền – các đạo sắc phong. Và sau này, nhân dân lại một lần nữa lập lại đền thời để duy trì khói hương nơi đây. Cũng như là một nơi bảo tồn những đạo sắc phong của Việt Nam trong suốt bề dày lịch sử.

 Sơ lược về ngôi đền Quốc Tế

Đền Quốc tế cố kính, uy nghi ra đời từ năm 258 TCN. Dưới thời Vua Hùng Duệ Vương thứ 18 của nhà nước Văn Lang. Họ đóng đô ở Phong Châu. Đền tọa lạc trên đỉnh núi Trạm Lĩnh có độ cao 44,4m. Nhìn gần chính hướng Tây, bốn bề tôn nghiêm, thoáng đãng. Đền thờ Đại vương Cao Sơn. Đây là danh tướng có công lao to lớn với nước từ thuở Vua Hùng khai thiên lập quốc.

Tương truyền, thời vua Hùng Duệ Vương, sau khi cùng các tướng lĩnh lập được công trạng to lớn, đánh tan quân Thục phương Bắc, giúp thiên hạ thái bình, người dân làng Dị Nậu khi đó mừng vui khôn xiết, làm lễ bái tạ. Ai cũng cảm phục uy đức của các ông, xin được lập đền làm nơi thờ tự về sau. Từ đó, người dân Dị Nậu đời đời giữ gìn. Họ tôn tạo Đền Quốc tế thật uy linh để thờ cúng Cao Sơn Đại vương.

Ngôi đền gìn giữ nguyên vẹn 40 đạo sắc phòng

Hiện ngôi đền còn gìn giữ nguyên vẹn 40 đạo Sắc phong. Trong đó, Sắc phong cổ nhất được nhà vua niên hiệu Phúc Thái. Niên đại Lê Chân Tông ban cho Thánh Cao Sơn “Linh ứng đại vương” vào ngày 17/7/1645, sắc phong cuối cùng do vua Duy Tân năm thứ 3 ban cho Ngài Cao Sơn “Thượng đẳng thần anh linh” và ban cho các đại vương Bạch Thạch, Hiếu Lang, Quý Minh là “Thủ lĩnh đại tướng quân” vào ngày 11/8/1909.

Lễ hội đền Quốc Tế Dị Nậu

Theo các nhà sử học, sắc phong xuất hiện khoảng thế kỷ thứ XV. Dưới triều Lê, được xác nhận bằng ấn triện của nhà vua. Nó mang nội dung công nhận có tính nhà nước. Đồng thời thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng xã. Sắc phong truyền lại cho hậu thế mang các tư liệu quý giá và trung thực về tên tuổi, công lao của các nhân vật lịch sử. Đồng thời biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó.

Vì vậy, 40 đạo sắc phong có vai trò là bảo chứng về văn hóa. Nó là sự công nhận vô giá về lịch sử tồn tại của làng Dị Nậu, huyện Tam Nông. Việc Đền Quốc tế còn lưu giữ, bảo quản nguyên vẹn 40 đạo sắc phong là di sản để lại cho hậu thế sau này. Để làm được điều đó, không thể không kể đến công lao của các bậc cao niên trong làng qua nhiều đời đã lưu giữ, bảo quản các sắc phong.

Tiến hành các biện pháp bảo tồn ngôi đền

Trải qua biến động của lịch sử, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1986, Ngọc phả và những đạo sắc phong được gói cẩn thận trong chiếc hộp bằng gỗ mít. Chúng được cất giữ trong nội cung. Ngay dưới long ngai của Đức Đại vương Cao Sơn. Trải qua hàng thế kỉ, những nét chữ, dấu triện của các đời vua trên tờ sớ bằng giấy Long Đản đã bị mờ. Vì thế, việc phục chế và bảo quản những đạo sắc phong được người dân trong làng đặc biệt quan tâm.

Vào thăm ngôi đền 2300 tuổi

Giữa năm 2020, đoàn cán bộ của Cục lưu trữ Quốc gia đã về địa phương. Họ trực tiếp tiến hành các biện pháp kỹ thuật để bảo tồn, lưu giữ kho tàng quý giá này. Cụ Tạ Đình Hạp (khu 4, xã Dị Nậu) cho biết: “Sau khi tráng phủ lớp keo chống mối mọt, các đạo sắc phong được bọc trong giấy chống ẩm, cất cẩn thận trong két sắt. Nhà đền chúng tôi có 2 người. Một người cầm chìa khóa và một người cầm mật mã. Phải có cả 2 người mới mở được két sắt đó.” Sự cẩn trọng, nâng niu của các bậc cao niên với các Sắc phong như lời nhắc nhở thế hệ sau phải hết sức giữ gìn báu vật lịch sử mà ông cha truyền lại.

Nguồn: baophutho.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội