Thiết đãi khách quý với món trà bơ vùng cao nguyên Tây Tạng

Thiết đãi khách quý với món trà bơ vùng cao nguyên Tây Tạng

Nhắc đến Tây Tạng người ta thường nghĩ ngay đến nhiều thảo nguyên xanh mướt trải dài, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Tây Tạng vẫn là một điều gì đó bí ẩn với thế giới từ lâu và tồn tại một nền văn hóa lâu đời. Chính vì còn nhiều bí ẩn chưa thể khám phá mà Tây Tạng tồn tại một sức hút vô cùng lớn. Hãy thử tưởng tượng một ngày đặt chân đến vùng cao nguyên Tây Tạng, thản nhiên ngắm nhìn đất trời hương cỏ; và thưởng thức cốc trà bơ nóng hổi. Đây hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm khó quên mà du khách được nếm trải.

Trà bơ được mệnh danh là “quốc hồn quốc túy” của đất nước Tây Tạng. Loại trà này khiến thực khách sẽ phải đắm say bởi 3 tầng trà với 3 hương vị hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết, Tây Tạng là quốc gia không thể trồng được trà. Vậy loại trà này có gì bí ẩn? Cùng khám phá ẩm thực Châu Á tìm hiểu xem nhé.

Du lịch thảo nguyên Tây Tạng

Có thể bạn chưa biết, Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng khổng lồ; chỉ sau Bắc Cực và Nam Cực. Chính vì thế nơi đây còn được mệnh danh là cực thứ ba trên thế giới. Để thích nghi với địa hình khắc nghiệt, người dân Tây Tạng có bộ gen hoàn toàn khác biệt với những con người bình thường khác. Sinh sống ở độ cao như vậy, người Tây Tạng có hệ tim mạch và tuần hoàn thật sự khỏe mạnh.

du lịch tây tạng

Mùa xuân và mùa thu là thời điểm đẹp nhất để du lịch Tây Tạng. Thời tiết lúc này vô cùng trong xanh và mát mẻ. Du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn những con sông lớn ở Châu Á như Trường Giang hay Mekong,…hay thành phố ánh dương Lhasa với 3.000 giờ sáng mỗi năm. Tuy nhiên, Tây Tạng cũng là điểm đến thú vị cho du khách vào mùa đông.

Văn hóa uống trà của người Tây Tạng

Tây Tạng là một vùng đất cao nguyên thanh bình và thiền tịnh. Nơi người ta có thể sống chan hòa với thiên nhiên, ung dung bình thản giữa đất trời; mà bỏ qua mọi sự xô bồ, hối hả.

Chưa kể, Tây Tạng còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa vô cùng đặc sắc. Được kết tinh từ sự giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn lân cận như Ấn Độ, Trung Hoa.

uống trà

Trong đó, có thể nói đến trà. Hay đúng hơn là văn hóa uống trà chính là một phần cốt lõi trong nền văn hóa Tây Tạng đa chủng này.

Tây Tạng là khu vực có độ cao lớn nhất trên thế giới. Vì vậy điều kiện sống ở đây vô cùng khắc nghiệt. Để có thể tồn tại, không chỉ có áo ấm, họ phải dùng thêm các thức uống vô cùng đặc biệt; để làm ấm và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Trà bơ cũng là một trong những số đó. Có những nơi ở Tây Tạng, họ phải uống đến 60 cốc trà một ngày.

Nguồn gốc trà bơ

Đa số trà ở đây đều được nhập về từ nơi khác thông qua “Tea Horse Road”. Đây là con đường vô cùng xa xôi và khắc nghiệt của những tay buôn; mang trà ngon đến với Tây Tạng để đổi lấy ngựa tốt.

Theo đó, những tay buôn này sẽ cùng đoàn ngựa, hoặc đoàn la của mình. Mang trà vượt qua một trong hai tuyến đường cam go để đến với Tây Tạng.

tây tạng

Một tuyến bắt đầu từ Ya’an ở tỉnh Sichuang. Tới Tây Tạng ngang qua Luding, Kangding, Batang; rồi xuôi Nepan tới Ấn Độ (3.100 km). Tuyến kia bắt đầu từ Pu-er ở tỉnh Yunnan; tới Tây Tạng bằng cách đi qua Dali, Lijang, Zhongdian, Deqin…; và kéo dài qua Myanmar, Nepan và Ấn Độ (3.800km).

Nguyên liệu pha trà bơ

Nguyên liệu để pha trà bơ sẽ khá xa lạ với chúng ta; đó là: trà đen Pu-erh, bơ làm từ sữa bò Yak (đây là loại bò đặc trưng của vùng đất này) và muối Himalaya (một loại muối mỏ màu hồng có tác dụng chữa bệnh).

Người Tây Tạng sẽ đun trà trong nước sôi với thời gian khá lâu so với các loại trà thông thường; khoảng 1 tiếng rồi mới cho bơ và muối vào.

Sau đó, họ dùng bình trà có tên là Chandong; để hòa tan trà sữa vừa đun với bơ.

Tầng hương, tầng vị của trà bơ Tây Tạng

Trà bơ của người Tây Tạng có những tầng hương, tầng vị khá lạ lùng. Cứ đan xen lẫn nhau mà vẫn giữ được độ hài hòa cần thiết; để chinh phục những người thưởng trà khó tính.

trà bơ

Chẳng hạn như ban đầu, uống một ngụm trà bơ thì vị mặn của muối, vị đậm đà béo ngậy của bơ sẽ chiếm trọn vị giác. Lúc này hương thơm của trà vẫn chưa bộc lộ rõ. Sau đó, mùi hương của trà đen Pu-erh mới thực sự tấn công khứu giác, đầu lưỡi cũng sẽ có một chút chan chát, thanh thanh. Cuối cùng ngụm trà qua đi, người thưởng trà sẽ cảm giác được một chúm ấm áp, ngọt ngọt nơi gốc lưỡi; bởi loại sữa bò được vắt từ sáng tinh mơ ở Tây Tạng.

Ngoài ra, để tận dụng dư vị ngọt ấm của sữa đó, người Tây Tạng khi uống trà bơ còn ăn kèm với “tsampa”. Một thức ăn từ bột mạch nha.

Món quà thể hiện sự hiếu khách

Với nhiều du khách ngoại quốc, thì loại trà có hương vị béo béo, thơm thơm lại mặn mặn kỳ lạ này cũng chính là món quà quý giá thể hiện sự hiếu khách của người Tây Tạng.

Bởi dù là ai, đến từ bất kỳ đâu nhưng chỉ cần vô tình bước vào một ngôi nhà nào đó ở vùng đất này, khách du lịch đều được người Tây Tạng tặng cho một cốc trà bơ ấm lòng.

pha trà

Nếu có dịp đến với Tây Tạng, chắc chắn các bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra, người dân ở một vùng đất vô cùng khắc nghiệt như thế này lại giữ cho mình sự thanh bình trong tâm hồn vào mỗi sáng bình minh, hoặc cả buổi trưa và chiều tối khi lúc nào cũng thong thả thưởng thức cốc trà nóng ấm trên tay.

Với họ, trà là một loại thức uống từ thiên nhiên còn là quốc hồn, quốc túy của cao nguyên Tây Tạng.

Nguồn: Gody.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội